Chánh phủ Pháp vừa ban hành một số biện pháp nhằm bảo đảm sự bình đẳng nam/nữ về nghề nghiệp. Như qui định xí nghìệp có từ 50 nhơn viên, chủ nhơn phải thực hiện bình đẳng lương bổng, nếu không sẽ bị phạt. Nhưng liệu những biện pháp này sẽ cải thiện được thực tế xã hội (xóa bỏ được chênh lệch lương bổng giữa Nam/Nữ công nhơn cùng làm một nghề, một công việc, lương phụ nữ trung bình kém hơn 27%) hay cũng chỉ là một cách bày tỏ thêm lần nữa thiện chí của chánh phủ?
Pháp là nước của Nhơn quyền nhưng tới năm 1944, phụ nữ mới được quyền bầu cử và ứng cử. Quốc Hội năm 1945, sau giải phóng, có 95% Dân biểu đàn ông. Qua năm 1958, De Gaulle lập nền Đệ V Cộng Hòa, Quốc Hội có 98% Dân biểu đàn ông.
Pháp có 3500 Thị xã thì hết 90% Thị trưởng là đàn ông.
Ngày nay, sau nhiều lần ban hành luật qui định sự bình đẳng Nam/Nữ trong chánh trị, Quốc Hội vẫn còn 73% Dân biểu đàn ông.
Tại sao thiện chí của chánh phủ thì lớn mà sự bình đẳng thật sự Nam/Nữ về mặt xã hội vẫn chưa thực hiện được?
Năm 2012, Pháp tổ chức lễ 300 năm tưởng niệm Jean-Jacques Rousseau, nhà lý thuyết về “khế ước xã hội”. Nhưng đừng quên Jean-Jacques Rousseau là người cho rằng loại bỏ phụ nữ ra khỏi sanh hoạt chánh trị là đúng vì họ thiếu khả năng, thiếu sự cứng rắn thi hành bổn phận. Phụ nữ, về bản chất, không phải là con người của lý trí.
Theo ông, không thể có bình đẳng giữa nam-nữ được vì đàn ông tuy là kẻ mạnh chỉ trong những lúc nào đó mà thôi nhưng đàn bà thì suốt đời vẫn là đàn bà.
Khi người phụ nữ đứng lên
Trải qua nhiều thế kỷ, người phụ nữ vẫn không được luật pháp thừa nhận bình đẳng với nam giới. Về mặt đi học, nghề nghiệp, quyền công dân, người phụ nữ phải phụ thuộc người chống hay phụ huynh. Ngay cả những bản Tuyên bố đầu tiên về Nhơn quyền cũng không đề cặp tới nữ quyền. Phải mất nhiều năm tranh đấu liên tục, của nhiều tổ chức, người phụ nữ ngày nay mới được “bình đẳng với nam giới trên luật pháp”.
Nhưng luật pháp chưa hẳn là thực tế nên người phụ nữ vẫn còn phải dấn thân tranh đấu cho nữ quyền thiết yếu đến bản thân và đời sống của họ.
“Thân thể tôi là của tôi” đó là khẫu hiệu tranh đấu nữ quyền của nhóm Femen – nhóm ngực trần – đưa ra trong những buổi xuống đường từ Ukraine, Nga qua tới Paris.
Tổ chức Femen can đảm và khéo léo chọn lựa cách biểu tình ít người, nhưng ở những nơi nhạy cảm, nên thu hút được đông đảo người chú ý theo dõi và nhờ đó nhận được thông tin của họ muốn gởi đi. Phương pháp của tổ chức Femen chỉ tập trung vận dụng ý hệ “Thân thể tôi là của tôi”, đơn giản là các phụ nữ bìểu tình, trước tìên, biểu diển bộ ngực trần của mình trước công chúng với thông điệp “ngực trần không có nghia là kích thích tình dục mà là vũ khí bén nhạy đấu tranh cho nữ quyền”.
Họ biểu tình để hô hào phản đối mọi nguồn gốc xâm phạm người phụ nữ và nhứt là những chế độ độc tài, độc tài hồi giáo và cộng sản, vì độc tài là mô hình gia trưởng kinh khủng, chẳng những tước đoạt trọn vẹn nhơn quyền, mà còn coi người phụ nữ như thứ phương tiện động “Thân thể tôi là của tôi” khẳng định người phụ nữ thật sự có quyền lựa chọn và quyết định những gì thuộc về thân thể của họ.
Femen và tranh đấu nữ quyền
Tổ chức Femen do Anna Hutsol sáng lập ở Ukraine và người lãnh đạo kế tiếp là Inna Shevchenko. Bị khủng bố và đàn áp ở Ukraine và Nga, họ chạy qua Paris tiếp tục hoạt động. Họ hoạt động cả ở Bỉ, Thụy sĩ và Canada. Femen gồm chừng 300 thành viên những người có vú. Quần chúng ủng hộ lên tới cả trăm ngàn (theo thông tin của Femen có lối 150 000 người).
Có nhiều ý kiến binh vực và chỉ trích Femen. Người chỉ trích cho rằng những cuộc biểu tình ngực trần không mang lại kết quả nào cả. Người binh vực cho rằng đó là những phụ nữ can đảm, đã chấp nhận bị đánh đập, bị bắt giam vì đã nêu lên những vấn đề thiết yếu cần phải quan tâm thực hiện mà chánh quyền các nước cố ý bỏ qua. Như chống công nghệ mải dâm, chống Tổng thống Putin chủ trương độc tài và đã thôn tính Crimée.
Trước Bảo Tàng Viện Louvre ở Paris, nhìều phụ nữ ngực trần đứng trước tượng nữ thần ngực trần cụt tay biểu tình, ý muốn nói “người phụ nữ tuyệt vọng trước những mối đe dọa và hãm hại vì không có đôi tay để tự vệ.” Nhưng họ có tay để chống lại nạn xâm phạm cơ thể phụ nữ.
Sau ông Poutine là cựu Thủ tướng Ý Berlusconi bị các bà ngực trần chống khi ông đang vận động tranh cử vì lúc đương quyền đã dùng tiền mua dăm cô Mahrong mới 17 tuổi. Trên ngực trần của họ có ghi khẫu hiệu “Đã quá đủ với Berlusconi”.
Các tổ chức khủng bố hồi giáo kêu gọi thánh chiến để thiết lập hồi giáo trên toàn cầu thì tổ chức Femen, với các phụ nữ ngực trần, cũng xuống đường hô hào thánh chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo khủng bố phụ nữ.
Các thành viên Femen đồng loạt biểu tình để ngực trần trên nhiều nước ở Âu châu như Bỉ, Thụy Điển, Ý, Ukraina, Pháp, đưa ra lời kêu gọi phụ nữ Hồi Giáo hãy vùng lên đòi quyền của phụ nữ, thay vì trùm đầu che mặt, thì chống lại bằng cách để ngực trần. Đó là làm thánh chiến ngực trần.
Họ trương những khẩu hiệu: “Muslim: Lets get naked”, “Go to war againste patriarchy and dictatorship”.
Không riêng gì Femen biểu tình với ngực trần, mà một nữ hồi giáo Tunisie, cô Amina Tyler, cũng đưa ngực trần lên Facebook với khẫu hiệu “Tôi sở hữu cơ thể của tôi. Nó không phải là nguồn gốc danh dự của bất cứ ai”. Cô muốn qua Pháp học nghành báo chí. Trước khi đi, cô muốn bày tỏ quan điểm tiến bộ của cô kêu gọi giải phóng phụ nữ hồi giáo thoát khỏi chế độ phụ quyền gia trưởng cố hữu của xã hội Tunisie. Hình ngực trần của cô là một thách thức quá nghiêm trọng đối với Hồi giáo. Giáo sĩ Imam Adel Almi của Tunisie tuyên bố “Tyler phải bị xử 100 gậy và ném đá cho đến chết”. Cô bị bắt.
Thế là Femen biểu tình trước Tòa Đại sứ Tunisie ở Paris, ở nhiều nước Âu châu và cả ở trong Bộ Tư pháp Tunisie để kêu gọi trả tự do cho nạn nhơn. Họ hô to khẫu hiệu “Cách mạng Mùa Xuân Á-rặp của phụ nữ đã đến”. Dĩ nhiên họ bị nhà cầm quyền Tunisie bắt, cầm tù 2 tháng.
Được tin Thủ tướng Tunisie có mặt ở Bruxelles, lập tức Femen tổ chức biểu tình ngăn chặn đoàn xe của ông Đồng thời, hai phụ nữ ngực trần lao ngay vào trong xe của Thủ tướng đòi phải thả cô Amina.
Sau ùng, Amina được miển truy tố, được trả tự do với điều kiện phải rời khỏi tổ chức Femen vì “đưa ngực trần là thiếu tôn trọng Hồi giáo”.
Tổ chức Femen cũng chống luôn Công giáo Vatican với khẫu hiệu “Thân thể tôi là của tôi”. Với ý thức đó, họ quan niệm người phụ nữ có trọn quyền về những gì có liên quan đến thân thể của họ, cụ thể là cái bào thai trong bụng. Là người chủ, họ có quyền “lựa chọn” và quyết định phải giữ cái bào thai trong bụng, hoặc phá bỏ nó đi.
Femen chống Công giáo vì Vatican cầm phá thai và chống hôn nhân đồng tính. Tại công trường Saint Pierre, một phụ nữ đã làm náo loạn sau bài giảng của Giáo hoàng Benois XVI, khi bà ấy cởi bỏ áo khoát, phơi bày ngực trần, hô lớn khẫu hiệu “Tự do cho phụ nữ”. Trong ngày lễ Nôel năm rồi, một phụ nữ Femen, với ngực trần tuy mùa đông lạnh buốc, chui qua hàng rào, chạy nhanh tới hang đá nơi chúa hài đồng đang nằm, bốc chúa lên, vừa chạy đi, vừa đưa lên cao cho mọi người thấy, vừa hô to “Thiên Chúa là phụ nữ”. Trên ngực của bà ấy cũng có hàng chữ “God is woman”. Nhưng chủ thyết nữ quyền trong thiên chúa giáo hiển nhiên bị từ khước. Đây là một thiệt thòi lớn, theo Romain Gary, bỡi “Christ là người đầu tiên nói tiếng nói phụ nữ. Tiếng nói của Ngài là hiện thân của nữ tính. Nếu thiên chúa giáo đã không rơi vào tay của đàn ông, mà rơi vào tay của phụ nữ, thì biết đâu ngày nay, người ta đã có một đời sống khác hơn, một xã hội khác hơn và một nền văn minh khác hơn”. Giáo hội phải của phụ nữ vì danh từ Giáo hội thuộc giống cái. Người ta nghĩ “phụ nữ là tương lai của Giáo hội”. Chính Giáo hoàng François cũng than phiền trong Giáo hội có quá ít phụ nữ. Và phụ nữ chỉ giử vai trò phục vụ. Phải nâng ngang hàng nam/nữ về mặt đức tin. Ngài tiếp “Tuy nhiên hàng giáo phẩm phải dành cho đàn ông” (Marianne, số 963, 2-10 oct, Paris).
Tổ chức Femen cho biết họ đang phát triển một chiến thuật mới gọi là “Sextremism” đấu tranh cho nữ quyền. Đó là tấn công nhưng không bạo động, khiêu khích nhưng có thông điệp rõ ràng. Phạm vi hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia.
“Sextremism không những cho phép Femen nâng cao nhận thức về một số vấn đề quan trọng mà phụ nữ ngày nay phải đối diện, mà còn để cho họ kiểm tra mỗi quốc gia có những mức độ cụ thể đối phó với họ Nhiều bộ phận phụ nữ ngày nay đang sống trong một thế giới mà người đàn ông làm chúa tể. Họ chế ngự văn hóa, kinh tế và tư tưởng. Phụ nữ bị xem như một nô lệ, bị tước mất quyền sở hữu về cơ thể của họ.
Tất cả những chức năng của cơ thể phụ nữ bị kiểm soát một cách khắc nghiệt và bị qui định bởi chế độ phụ quyền, gia trưởng. Cơ thể phụ nữ bị khai thác triệt để, từ thú vui tình dục đến những chương trình khiêu dâm, mại dâm.”
Nhóm Femen cho rằng họ là hóa thân của những phụ nữ Amazon trong huyền thoại Hy Lạp thời cổ đại. Không biết sợ hãi trước mọi nguy hiểm.
Ngày nay, ở Mỹ, Canada, Úc và nhiều nơi trên thế giới đang xuất hiện nhiều nhóm phụ nữ cỏi bỏ mọi ràng buộc xã hội, biểu tình đòi quyền phụ nữ được đi dạo chơi một cách thoải mái. Ở Bỉ có một nhóm phụ nữ hô hào thoát y xuống đường chống hồi giáo vì cho rằng người đàn ông hồi giáo dù có can đảm làm khủng bố nhưng không dám nhìn người phụ nữ thoát y không phải vợ mình vì nhìn, khi người ấy chết sẽ không bao giờ được lên thiên đàng.
Năm 2011, Bỉ bị cuộc khủng hoảng suốt 541 ngày không có chánh phủ vì không tìm được sự đồng thuận giữa các phe phái để lập chánh phủ. Không thể thụ động nữa, các bà họp lại, đưa ra quyết nghị như tối hậu thơ cho các chánh đảng trong vòng 30 ngày phải lập xong chánh phủ. Qua khỏi thời hạn này, các bà sẽ ban hành lệnh cấm vận đối với các ông.
Đến ngày thứ 20, Bỉ có được chánh phủ nhờ các phe phái đạt được sự thỏa thuận.
Mới thấy sức mạnh thật sự của quyền lực phụ nữ!
Hội Phụ nữ Gìải phóng ở Việt nam tại sao không tìm đem lại cho Hội ý nghĩa “giải phóng” thật sự? Hảy ra quyết nghị cho đảng viên đàn ông phải tập họp lại dẹp bỏ cái đảng cộng sản ăn hại để giải phớng đất nước thoát khỏi chế độ độc tài trong thời hạn tối đa 2 tháng. Nếu không, Hội phụ nữ sẽ ban hành lệnh cấm vận các ông.
Chuyện này làm được chớ, chắc chắn kết quả sẽ phi thường, mà tranh đấu hoàn toàn bất bạo động.
Nguyễn thị Cỏ May
Via: vietbao.com
Short link: Copy - http://whoel.se/~pIwTV$6LV